Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

viettel invoice

Những câu hỏi thường gặp về chế độ thai sản


Câu hỏi:
E đóng bảo hiểm từ tháng 5/2011-10/2016. E sinh con vào 18/11/2016. Em muốn hỏi -thủ tục để e hưởng chế độ thai sản như thế nào? Hồ sơ gồm những gì? nộp như thế nào, bao giờ e có thể nộp hồ sơ - e đã thay đổi hộ khẩu và chứng minh thư so với thông tin trên sổ BHXH. Điều này em có phải chuẩn bị giấy tờ gì để nhận dc bảo hiểm trợ cấp thai sản
Nội dung câu trả lời:
Chào bạn,
a. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:
            Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 và điều kiện hưởng chế độ thai sản:
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi  thuộc một trong các trường hợp sau đây:
            a. Lao động nữ mang thai;
            b. Lao động nữ sinh con;
            c. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
            d. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
            đ. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
            e. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và đ Khoản 1 Điều này phải đóng BXHH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:
            Điều a, Khoản 1, ĐIều 101 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm: Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng nhận sinh con.
c. Giải quyết chế độ thai sản:
            Khoản 1 Điều 102 Luật BHXH quy định: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động.
            Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ theo quy định và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan BHXH.
            Trường hợp bạn hỏi bạn không nói rõ bạn đang đi làm hau nghỉ việc tại Công ty nên chúng tôi không có đủ căn cứ để trả lời chính xác câu hỏi của bạn. Tuy nhiên nếu bạn đang đi làm thì bạn chỉ cần nộp đủ giấy tờ theo quy định cho công ty (theo quy định tại Khoản 1 Điều 102), nếu bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con thì bạn mang hồ sơ (Sổ BHXH đã chốt đến thời điểm sinh con; giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con) đến cơ quan BHXH để làm thủ tục thanh toán chế độ thai sản theo quy định.
Việc bạn thay đổi hộ khẩu và chứng minh thư không ảnh hưởng đến việc thanh toán chế độ thai sản./.
Trân trọng!       
Người trả lời: - Phòng Chế độ BHXH - Ngày trả lời:  05/04/2017
Câu hỏi Lĩnh tiền chế độ thai sản
Tôi được nghỉ chế độ thai sản đến hết tháng 2/2017 và bắt đầu đi làm từ 1/3/2017. Trước khi đi làm tôi đã nộp đủ giấy tờ cho cơ quan nơi tôi làm việc để làm thủ tục hưởng trợ cấp chế độ thai sản. Đến cuối tháng 3 tôi nhận được thông tin bên bảo hiểm ghi sai số tài sản nên tôi chưa nhận được tiền và bên bảo hiểm sẽ chuyển lại tuy nhiên đến hiện tại tôi vẫn chưa nhận được tiền thai sản. Tôi xin hỏi muốn hỏi thông tin về việc thanh toán bảo hiểm thai sản của Viện ứng dụng công nghệ thì hỏi ở đâu và kể từ lúc sinh đến lúc hoàn thiện việc thanh toán bảo hiểm có thời hạn giải quyết ko Tôi xin cảm ơn
Nội dung câu trả lời:
Chào bạn,
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 102 Luật BHXH số 58/2017/QH13 ngày 20/11/214 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:
            Trách nhiệm giải quyết của cơ quan BHXH:
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
            Trong câu hỏi của  bạn chúng tôi không rõ ý của bạn nói "bên bảo hiểm ghi sai tài sản" hay ghi sai số tài khoản, tuy nhiên nếu bạn muốn biết việc thanh toán chế độ thai sản của bạn đã được giải quyết hay chưa thì bạn có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi Công ty bạn tham gia BHXH để được giải đáp./.
Trân trọng!
Người trả lời: Phòng Chế độ BHXH - Ngày trả lời:  15/05/2017

Câu hỏi chế độ nghỉ dưỡng sức thai sản
khi nghỉ sinh, viên chức nhà nước được hưởng chế độ dưỡng sức như thế nào?
Nội dung câu trả lời:
Chào bạn,
            Căn cứ vào Điều 41 Luật Bảo hiểm x· hội số 58/2014/QH13, ngày 20/11/2014 quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
            Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định như sau:
-  Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên
-  Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
-  Tối đa 05 ngày đối với c¸c trường hợp kh¸c.
Luật BHXH áp dụng cho Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong đó bao gồm các cán bộ, công chức, viên chức. Do vậy, trường hợp của bạn là viên chức nhà nước thì thuộc đối tượng áp dụng chế độ dưỡng sức theo quy định nêu trên./.
Trân trọng!
Người trả lời: - Phòng Chế độ BHXH - Ngày trả lời:  05/04/2017
Câu hỏi:
Cho tôi hỏi: vợ tôi đóng bảo hiểm từ năm 2013. T1/2016 có bầu, do tình hình sức khoẻ vợ tôi không tốt nên đã nghỉ thai sản từ cuối t8/2016. Nhưng đến đầu t11/2016 mới sinh. Bên cty vợ tôi làm có thông báo là thời gian nghỉ trước sinh của vợ tôi quá 2 tháng nên không được hưởng chế độ thai sản. Vậy cho tôi hỏi trường hợp vợ tôi có được hưởng chế độ thai sản không? Tôi cảm ơn.
Nội dung câu trả lời:
Chào bạn,
            Căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
            1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây;
                        a. Lao động nữ mang thai;
                        b. Lao động nữ sinh con;
                        c. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
                        d. Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
                        đ. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
                        e. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
            2. Người lao động quy định tại các điểm b,c và d khoản 1 Điều này phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
            Căn cứ vào Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
            Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
            Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
            Như vậy, nếu vợ bạn đã đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng thì vợ bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
            Chẳng hạn vợ bạn nghỉ sinh từ đầu tháng 8/2016 đến đầu tháng 11/2016 là đươc hơn hai tháng (quá 02 tháng theo quy định) vì vậy thời gian hưởng chế độ thai sản của vợ bạn sẽ được tính từ đầu tháng 9/2016.
Trân trọng!
Người trả lời: Phòng Chế độ BHXH - Ngày trả lời:  07/12/2016

 Liên hệ hỗ trợ:

Nguyễn Luyến
ĐT: 0988.86.1619

Ms Mai
ĐT: 0962.268.862
x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền

DMCA.com Protection Status