Ticker

6/recent/ticker-posts

Header Ads Widget

viettel invoice

Các câu hỏi liên quan đến chế độ hưu trí, nghỉ hưu, lương hưu


Câu hỏi:
Cơ quan mình có một lao động là Nữ đến tháng 4/2017 đủ 52 tuổi và có thời gian làm nghề nặng nhọc, độc hại là đủ 16 năm. Cho mình hỏi bây giờ người lao động đó có đơn xin nghỉ chế độ hưu trí thì có phải làm thủ tục đi giám định không. mình đọc trong thông tư 59/2015/TTBLĐTBXH thì không thấy phải đi giám định thì có đúng không?
Nội dung câu trả lời:
Chào bà,
            Căn cứ theo quy định tại ĐIều 54 Luật BXHH số 58/2014/Qh13 về điều kiện hưởng lương hưu: người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
            + Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
            + Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
            + Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm việc khai thác than trong hầm lò;
            + Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
            Như vậy, trường hợp lao động nữ đủ 52 tuổi và có 20 năm đóng BHXH trong đó có 16 năm làm nghề nặng nhọc, độc hại đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH và không phải đi giám định y khoa.
Trân trọng!
Người trả lời: - Phòng Chế độ BHXH.
Câu hỏi:
Tôi có mẹ già sinh năm 1931. Hiện nay cụ đã già yếu, chân đau không đi lại được dễ dàng để đi nhận lương hưu. Vậy có thể làm thủ tục chuyển hình thức nhận lương của cụ vào tài khoản của tôi (con gái duy nhất) của cụ được không? Nếu được thì thủ tục bao gồm những gì? Xin làm ơn cho biết. Trân trọng cảm ơn.
Nội dung câu trả lời:
1. Nhận lương hưu qua tài khoản cá nhân:
            Theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục VI chương II Quy trinh chi trả các chế độ BHXH hàng tháng của Quyết định 1298/QĐ-BHXH ngày 29/7/2016 của BHXH thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH BHTN: “... Người hưởng chế độ BHXH đang hưởng lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng có nhu cầu chuyển từ lĩnh bằng tiền mặt sáng lĩnh tiền bằng tài khoản cá nhân, tên Ngân hàng mở tài khoản cá nhân với cơ quan BHXH. Nếu người hưởng đã có tài khoản cá nhân của Ngân hàng thì ghi rõ số tài khoản cá nhân, ngân hàng nơi mở tài khoản cá nhân, ngân hàng nơi mở tài khoản vào mẫu số 18-CBH hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả (mẫu số 01 theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24//2015 của BHXH Việt Nam ban hành Quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thu tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN)”
2. Nhận lương hưu bằng tiền mặt:
            Theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 mục IV chương II Quy trình chi trả các chế độ BHXH hàng tháng của Quyết định 1298/QĐ-BHXH ngày 29/7/2016 của BHXH thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH BHTN: “Đối với trường hợp  người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật đang có mặt tại nơi cư trú, không có khả năng đi đến nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tại điểm chi trả và cũng khoogn có khả năng đi làm thủ  tục ủy quyền cho người khác lĩnh thay thì cán bộ Bưu điện huyện phải chi trả tận nơi cư trú cho người hưởng”.
            Đề nghị bà và gia đình tự lựa chọn hình thức lĩnh lương hưu phù hợp, liên hệ với đại lý chi trả, BHXh quận huyện nơi đang lĩnh lương hưu để thực hiện./.
Trân trọng!
Người trả lời: Phòng Kế hoạch Tài chính.
Câu hỏi:
Mẹ tôi sinh ngày 12/12/1971. Mẹ tôi đã đóng BHXH được 23 năm 9 tháng. Trong thời gian công tác, mẹ tôi có 16 năm được xác nhận là làm việc trong điều kiện độc hại. Hiện tại có giấy chứng nhận của bệnh viện suy giảm khả năng lao động 61%. Vậy đến 01/01/2017, mẹ tôi có đủ điều kiện đề về hưu sớm không? Nếu về hưu thì lương hưu của mẹ tôi được tính như thế nào?
Nội dung câu trả lời:
Chào bạn,
            Theo quy định của Luật BHXH, điều kiện để về hưu trước tuổi là có đủ 20 năm đóng BHXH. Nếu về hưu năm 2016 và đủ 46 tuổi đối với lao động nữ, suy giảm 61% trở lên.
            Trường hợp mẹ của bạn phải 01/01/2017 mới đủ 47 tuổi trở lên. Như vậy, trường hợp của mẹ bạn phải chờ đủ 50 tuổi mới về hưu trước tuổi được.
            Về số năm làm việc nặng nhọc độc hại được giảm 5 năm tuổi đời để tính giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
            Trường hợp có từ 15 năm làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc độc hại mới không tính tuổi đời khi nghỉ hưu./.
Trân trọng!
Người trả lời: Phòng Tuyên truyền.
Câu hỏi:
Mẹ tôi về hưu từ 06/2006 có được hưởng tiền tăng lương hưu 8% không? Nếu có thì bao giờ được hưởng và truy lĩnh?
Nội dung câu trả lời:
            Căn cứ nghị định số 55/2016/NĐ-CP ngày 15/6/2016 về việc điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp hàng tháng bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong giai đoạn từ ngày 01/0/2015 đến ngày 01/5/2016 Vì vậy mệ ông (bà) đã về hưu từ tháng 6/2006 nên bà không thuộc đối tượng điều chỉnh tăng 8% theo Nghị định 55/2016.
            Trường hợp của mẹ ông (bà) đã được điều chỉnh 8% theo Nghị định 09/2015/NĐ-CP ngày 22/01/2015 về việc điều chỉnh lương lưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc./.
Trân trọng!
Người trả lời: Phòng Chế độ BHXH.
Câu hỏi:
Theo quy định thì công chức nghỉ hưu từ 01/5/2016 sẽ được điều chỉnh lương hưu theo tiền lương mới và được hưởng từ tháng 8/2016. Vây, tiền lương hưu mới của tôi được tính như thế nào và khi nào thì được nhận khoản tiền lương đã điều chỉnh theo tiền lương mới từ tháng 8/2016 theo quy định?
Nội dung câu trả lời:
Chào bà,
Căn cứ theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 15/6/216 về việc điều chỉnh  mức lương hưu trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng. Đối tượng là người lao động có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nghỉ hưu từ 01/5/2016 trở đi, lương hưu được tính trên cơ sở mức lương cơ sở mới 1.210.000 đồng/ tháng theo cách tính quy định tại Luật BHXH.
Nhưng do bà không nêu rõ về hưu từ tháng nào nên BHXH thành phố Hà Nội chưa có căn cứ để trả lời cụ thể về mức điều chỉnh lương hưu cho bà./.
Trân trọng!
Người trả lời: Phòng Chế độ BHXH.
Câu hỏi:
Kính gửi các anh chị phòng cấp sổ thẻ, Kính gửi BHXH quận Ba Đình, Tên mẹ tôi trong sổ hưu có chữ "thị". Tôi muốn làm thủ tục đổi tên cho mẹ tôi trên thẻ hưu gốc sang giống tên trên Chứng minh nhân dân (bỏ chữ "thị") để thuận tiện cho nhận lương hưu qua ngân hàng. Xin hướng dẫn thủ tục cho tôi. Xin cảm ơn và chúc các anh chị mạnh khỏe.
Nội dung câu trả lời:
Chào bạn,
            Hồ sơ điều chỉnh thông tin về nhân thân đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bao gồm:
            - Đơn theo mẫu 14-SHB (Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 của BHXH Việt Nam);
            - Giấy khai sinh hoặc trích lục giấy khai sinh hoặc trích lục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc;
            - Thẻ BHYT.
Trân trọng!

Người trả lời: Phòng Cấp sổ, thẻ.

Liên hệ hỗ trợ:

Nguyễn Luyến
ĐT: 0988.86.1619
Ms Mai
ĐT: 0962.268.862
x

ĐĂNG KÝ DỊCH VỤ

ảnh viền

DMCA.com Protection Status